This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Công thức nước ép nghệ + chanh tươi + mật ong cho làn da hoàn hảo

Chữa lành vết thương

Bạn có thể sử dụng nước ép củ nghệ hay đắp bọt nghệ lên những vết thương nhỏ, và những vết sứt bị chảy máu trên da. Thành phần của củ nghệ còn chứa chất khử trùng, chất kháng khuẩn tự nhiên giúp chữa lành các vết thương nhỏ, ngừa nhiễm trùng.

Không chỉ kháng viêm, giảm đau, nước ép củ nghệ còn có chức năng tái tạo những tế bào da mới nhanh chữa lành vết thương.

Để cầm máu do những vết thương gây ra, bạn nên thoa nước ép nghệ tươi, hay đắp những lát nghệ mỏng lên vùng da bị tổn thương vài lần/ngày để việc điều trị được diễn ra liên tục, và kịp thời, vết thương nhanh lành.

Giữ cho làn da luôn khỏe đẹp

Nhờ trong thành phần có chứa chất chống oxy hóa mà nước ép củ nghệ có tác dụng giữ cho da luôn khỏe đẹp như đánh bay mụn, vết chàm, vẩy nến, và cải thiện sắc tố da. Muốn xóa sạch mụn, làm mờ sẹo, chúng ta nên thoa nước ép nghệ lên vùng da có mụn, sẹo trước khi đi ngủ, bạn để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước.

Bạn muốn làn da luôn tươi trẻ, rạng ngời bằng nước nghệ tươi, bạn nên thoa nước ép củ nghệ đều đặn hàng tuần. Nước ép củ nghệ có thể để lại màu trên da, nhưng sau khi rửa sạch vùng da bị thương bằng chất tẩy rửa an toàn hay nước ấm thì các vết màu cũng được rửa sạch một cách dễ dàng.

Nước ép nghệ pha với chanh tươi và mật ong

Nước ép nghệ pha với chanh tươi và mật ong

Công thức nước ép nghệ + mật ong + chanh tươi bổ dưỡng

Nước ép nghệ tươi rất bổ dưỡng. Hãy cùng tham khảo công thức làm nước ép nghệ hỗn hợp dưới đây

Chuẩn bị một bình sạch

Cho 1 – 2 muỗng nước ép nghệ tươi

Tiếp theo cho 1 – 2 thìa nước cốt chanh, tùy theo khẩu vị của từng người

Cho thêm ít nước gừng vào

Thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất

Cuối cùng, bạn cho 2 cốc nước lạnh vào bình

Chúng ta có thể uống nước ép nghệ tươi với đá lạnh giống như uống các loại nước ép hoa quả khác, hoặc bảo quản trong tủ lạnh dùng trong một vài ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể uống nước ép nghệ với rau mùi tươi hay bạc hà.

Lưu ý:

Nghệ tươi nhìn chung rất an toàn với sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, có một số người có thể gặp một số vấn đề về dạ dày khi dùng nghệ tươi. Ví dụ: Khi chúng ta dùng quá nhiều nghệ tươi cũng sẽ gây ra chứng viêm loét dạ dày.

Hơn nữa, nghệ tươi không hơp với một số người mắc bệnh sỏi thận hay những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật, và có thể gây ra hiện tượng loãng máu.

Nguyễn Lương

(theo Home Remedies)

Rau càng cua và những tác dụng chữa trị bệnh tuyệt vời của nó

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Tuy nhiên, khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn.

Ảnh minh họa

Rau càng cua trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:

- Viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

- Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.

-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

- Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

- Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

- Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Minh Hải

(Theo Vnmedia/Zimbio)

Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?

Nhưng khi thận suy yếu, acid uric dư thừa có thể tồn tại trong cơ thể và lưu thông trong máu, mức acid uric trong máu tăng gây ra một dạng viêm khớp được gọi là bệnh gút. Để kiểm soát acid uric, dưới đây là một danh sách các thay đổi chế độ ăn uống khuyến cáo được thực hiện.

Những thực phẩm cần bổ sung

Tăng kali trong chế độ ăn uống: Kali có chứa citrate có khả năng vô hiệu hóa acid uric và cản trở sự hình thành tinh thể urate. Những tinh thể urate tập hợp xung quanh khớp có thể gây ra đau khớp dữ dội. Chuối được biết đến là một trong những nguồn kali tốt nhất. Bơ, cam và dưa hấu đều chứa lượng kali và có các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Cũng nên thêm nhiều rau quả vào chế độ ăn uống của bạn như đậu, bí, cà rốt, khoai tây và atisô.

Nước ép dâu tây giúp giải độc cho cơ thể và làm giảm lượng acid uric sinh ra.

Nước ép dâu tây giúp giải độc cho cơ thể và làm giảm lượng acid uric sinh ra.

Cần uống nhiều nước hơn: Nước rất cần thiết để giữ thận hoạt động tốt. Nước giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa nhanh hơn và làm giảm lượng acid uric sinh ra. Nước cũng giúp giải độc cho cơ thể. Để tránh lượng acid uric dư thừa, phải uống 10 đến 12 ly nước lọc mỗi ngày. Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, bạn có thể thay thế bằng vài ly nước quả ép bao gồm dưa chuột, dưa hấu, cam, dâu tây, xoài, kiwi nước cam, chanh.

Thêm thực phẩm giàu quercetin: Chất quercetin chống ôxy hóa có tác dụng làm giảm viêm do nồng độ acid uric cao gây ra. Những người bị đau dạ dày hoặc có các triệu chứng khác do nồng độ acid cao có thể cân nhắc việc tăng các loại thực phẩm chứa quercetin. Quercetin dễ hấp thu vào cơ thể và có thể tìm thấy trong một số thực phẩm hàng ngày bao gồm táo, trà xanh và trà đen, hành, tỏi, cải bắp, bông cải xanh và rau lá xanh đậm. Ngoài ra, bạn có thể chọn dùng bổ sung quercetin với khuyến cáo là 250mg, tối đa bốn lần mỗi ngày.

Khoai tây và cà rốt chứa nhiều kali, ăn nhiều rất có lợi cho người bị acid uric máu cao.

Khoai tây và cà rốt chứa nhiều kali, ăn nhiều rất có lợi cho người bị acid uric máu cao.

Nên tránh ăn gì?

Thực phẩm giàu purine: Purine nhiều trong cơ thể làm tăng sản xuất acid uric. Nếu nồng độ acid uric của bạn tăng lên, bạn cần phải tránh những thức ăn giàu chất purine. Chủ yếu bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê và các loại lục phủ ngũ tạng của động vật. Một số loại rau cũng có nhiều chất purine như nấm, đậu Hà Lan, măng tây, súp lơ và rau bina. Cuối cùng, tránh các loại hải sản như sò điệp, cá mòi, cá hồi, trứng cá, cá thu và cá cơm.

Rượu: Uống rượu sẽ góp phần làm mất nước, khiến cơ thể khó bài tiết acid uric. Đồ uống có cồn cũng là một nguồn purine khiến cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn và góp phần gây ra cơn gút cấp.

Nước chứa fructose nhân tạo: Nước ép trái cây đóng sẵn, nước ngọt và nhiều đồ uống có hương vị khác sử dụng chất làm ngọt fructose nhân tạo. Cơ thể tăng cường phá vỡ và giảm mức fructose nhân tạo có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều acid uric.

Dùng nhiều muối: Quá nhiều natri từ muối không bao giờ tốt cho cơ thể, làm tăng huyết áp và mức acid uric. Tăng cường dùng các thực phẩm có natri thấp và tránh thêm natri dưới dạng muối ăn vào bữa ăn của bạn.

Thực phẩm chiên xào: Dầu chiên xào bị ôxy hóa là không tốt đối với hệ thống tiêu hóa và có nhiều chất béo chuyển hóa trong thức ăn chiên của bạn. Cố gắng dùng thức ăn tươi tại nhà thay vì mua các món đồ làm sẵn mà thường đã được chiên.

Carbohydrate tinh chế: Để kiểm soát acid uric, bạn cần giảm thực phẩm tinh bột tinh chế. Cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường để cung cấp năng lượng. Một số carbohydrate tinh chế có thể góp phần làm tăng acid uric, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và kết quả làm tăng đường máu và béo phì.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, một số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn để ngăn chặn sự sản xuất và đào thải acid uric. Tuy nhiên, tác dụng phụ đối với tất cả các thuốc điều trị giảm acid uric có thể bao gồm nguy cơ tạo sỏi thận, đau dạ dày, phát ban và buồn nôn.

BS. Thanh Hoài

Một ngày cho trẻ ăn bao nhiêu trứng là đủ

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).

Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ).

Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiều là đủ?

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:

Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần

Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng tốt nhất

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, anh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trưng ôp 97%.

Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Thay đổi chế độ ăn với 4 quy tắc đơn giản

Dưới đây là 4 quy tắc đơn giản bạn nên áp dụng trong chế độ ăn hàng ngày:

Thay đổi chế độ ăn với 4 quy tắc đơn giản

1. Tăng cường rau xanh

Bạn hãy tăng cường các loại rau củ và trái cây trong thực đơn hàng ngày. Ngoài việc cung cấp các vitamin và dưỡng chất, chất xơ trong các loại hoa quả và rau xanh còn hỗ trợ giảm cân bằng cách giúp bạn no lâu và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏa mạnh.

2. Đảm bảo lượng protein

Protein cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động hiệu quả ở mức độ tốt nhất. Chế độ ăn không đủ protein có thể dẫn tới giảm khối cơ, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp.

3. Uống đủ nước

Hãy đảm bảo uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày. Uống đủ nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo. Bạn có thể thêm một vài lát chanh, quả mọng hoặc vài lát dưa chuột để tăng hương vị. Các loại trà thảo mộc hoặc trà xanh cũng là lựa chọn tốt để bổ sung nước cho cơ thể.

4. Ưu tiên thực phẩm giàu sắt

Đây là một khoáng chất cần thiết để tạo hemoglobin trong hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn tới giảm năng lượng và mệt mỏi. Bạn hãy chọn những thực phẩm giàu sắt dễ hấp thu, bao gồm thịt nạc, đậu lăng và ngũ cốc bổ sung sắt.

BS P.Liên

(Theo BHM)

5 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng

socola cải thiện tâm trạng

Hạt óc chó

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, óc chó chứa nhiều chất đạm (giúp bạn có cảm giác no và duy trì đường huyết ổn định) và chất xơ. Hạt óc chó cũng là nguồn cung cấp ma giê và photpho. Hàm lượng magiê cao giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Hạt óc chó cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và ít carbohydrat, có nghĩa là sẽ không tăng lượng đường huyết và insulin. Tăng insulin cũng là một nguyên nhân khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ nhất là vào cuối buổi chiều.

Cải xoăn

Cải xoăn là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin K, magiê và chất xơ. Cải xoăn cũng chứa hàm lượng đồng cao, một loại khoáng chất có hoạt tính giúp hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng.

Hàu

Hàu chứa rất ít calo và có tác dụng giảm viêm. Hàu tốt cho sức khỏe tim và góp phần cải thiện tâm trạng sau khi ăn vì chúng cải thiện lưu thông máu. Hàu cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega-3 và từ lâu đã được coi là một chất kích thích tình dục. Những con hàu chứa nguồn kẽm và vitamin B12 tuyệt vời. Kẽm có vai trò giúp cơ thể chống stress và cần thiết để não bộ điều chỉnh tâm trạng và trí nhớ.

Cà phê

Caffein có trong cà phê có thể giúp tập trung tinh thần, cải thiện tâm trí. Việc sử dụng cà phê cũng có thể giúp chống bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ trầm cảm. Nên tránh uống cà phê nhiều đường vì nó có thể gây đầy hơi.

Cà phê chứa khoảng 150mg caffein/cốc. Sử dụng hạn chế khoảng 300mg/ngày và uống vào thời điểm bạn muốn tỉnh táo nhất trong ngày.

Sô cô la đen

Sô cô la đen là một trong những chất cải thiện tâm trạng tốt nhất. Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất

BS Thu Vân

Chế độ ăn uống sau khi gãy xương chân

Theo ThS, bác sĩ đa khoa Vũ Thị Tuyết Mai, gãy cẳng chân là gãy một hoặc hai xương cẳng chân, bao gồm tất cả các loại gãy đi từ mâm chày tới mắt cá chân.

Khi chân bị gãy, có những trường hợp bị giập, như vậy không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập.

Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Thậm chí có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do tỳ đè lâu ngày, thậm chí nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện... đây là biểu hiện hay gặp ở người già.

Khi bị gãy chân, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp các vi chất như: canxi, magiê, kẽm, phốt- pho, a-xít folic, vitamin B6, vitamin B12… có trong sữa, cá hồi, chuối, rau xanh, ngũ cốc, thịt bò, trứng…

Vì vậy sau mổ, bó bột người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động.

Ngoài ra người bệnh cũng nên có chế độ ăn đủ chất giúp nhanh liền xương, nói rõ hơn về điều này, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết: Khi bị gãy chân, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp các vi chất như: canxi, magiê, kẽm, phốt- pho, a-xít folic, vitamin B6, vitamin B12… có trong sữa, cá hồi, chuối, rau xanh, ngũ cốc, thịt bò, trứng…

Bạn cũng cần chú ý những loại thực phẩm gây cản trở cho quá trình tái tạo tổ chức xương mới, tránh sử dụng khi bị gãy xương như: rượu (làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn), cafin (làm giảm thiểu lượng canxi trong cơ thể).

Sự có mặt cafin trong khẩu phần ăn sẽ làm ngăn trở khả năng hấp thu canxi ở ruột). Trà đặc, sô-cô-la, nước ngọt có gas là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục.

Mặt khác, thức ăn nhiều mỡ cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể vì chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài.

Những điều xảy ra khi cơ thể thiếu protein

Protein thực sự là một trong những thành phần chính của chế độ ăn uống. Theo khuyến nghị, chế độ ăn một người cần 0,8 gram protein/kg cân nặng. Tuy nhiên, vận động viên cần lượng đạm cao hơn.

Chế độ ăn uống cân bằng cần đáp ứng đủ nhu cầu protein của cơ thể. Nếu thiếu protein, cơ thể có thể bị những tình trạng sau đây:

1. Yếu cơ

Protein là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất cho sựphát triển vàphục hồi cơ. Nó rất quan trọng với những người tập tạ. Thiếu protein sẽ dẫn tới giảm cân và thậm chí mất cơ. Có các dạng protein không giống nhau. Có dạng protein giải phóng nhanh và cũng có loại protein giải phóng chậm.

Trong khi protein giải phóng nhanh nên được sử dụng ngay sau mỗi buổi tập, protein giải phóng chậm nên được sử dụng trước khi ngủ để đảm bảo sự giải phóng chậm nhưng ổn định protein mặc dù quá trình phục hồi diễn ra trong thời gian ngủ.

2. Miễn dịch thấp

Các kháng thể rất quan trọng để duy trì sức khoẻ của mỗi cá nhân. Những kháng thể này giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và tránh các nhiễm trùng. Protein rất cần thiết cho việc sản xuất và tổng hợp các kháng thể. Do đó, việc giảm các kháng thể sẽ góp phần làm suy giảm miễn dịch.

3. Kinh nguyệt bất thường

Để duy trì sự tuần hoàn chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần duy trì một lượng chất béo và protein lành mạnh trong cơ thể. Hơn nữa, cũng phải đảm bảo rằng tổng số calo không thấp hơn một mức độ nhất định. Do đó, chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và mất cảm giác thèm ăn là những vấn đề nghiêm trọng cần được xem xét.

4. Lưu giữ chất lỏng

Một chế độ ăn uống chứa nhiều chất đạm hơn carbohydrate ít có khả năng giữ nước. Mặt khác, một chế độ ăn uống có nhiều carbohydrat và muối có thể giữ nước nhiều Là một thành phần cấu tạo của tế bào và các cơ quan, protein thực sự giúp duy trì đủ lượng dịch cơ thể cần. Nếu bạn không có đủ protein từ chế độ ăn, những cấu trúc này có thể bị phá vỡ, cho phép các chất lỏng rò rỉ, gây ra phù nề hoặc tích tụ chất lỏng.

5. Khó ngủ

Theo các nghiên cứu khác nhau được thực hiện để đánh giá tác động của protein lên chất lượng giấc ngủ, người ta đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều protein hơn so với carbohydrat tạo ra mô hìnhgiấc ngủ dài hơn và sâu hơn. Giấc ngủ rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian giúp cơ thể hồi phục.

6. Sương mù não

Sương mù não có thể được mô tả là cảm giác lú lẫn hoặc thiếu minh mẫn. Bạn có thể trở nên đãng trí, thường xuyên chán nản. Một trong những cách chính để đối phó với sương mù não là tăng lượng chất đạm. Protein chứa các axit amin rất cần thiết cho việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều chỉnh chức năng não. Bạn có thể cân nhắc các loại thực phẩm dễ chế biến như lòng trắng trứng.

7. Thay đổi tâm trạng

Thay đổi về tâm trạng là giai đoạn biến đổi về cảm giác, thay đổi từ cảm giác hạnh phúc sang trạng thái trầm cảm. Tâm trạng thay đổi có nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân chính là sự biến đổi đột ngột của lượng đường trong máu, còn được gọi là hạ đường huyết và tăng đường huyết. Tình trạng này có thể được giải quyết nếu cơ thể được cung cấp thường xuyên protein. Hơn nữa, các protein cũng hỗ trợ việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Tác dụng chữa bệnh ít biết của các loại rau thơm

1. Cây rau răm: còn có tên gọi là thuỷ liễu, hương lục... vị cay, tính ấm không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn, làm dịu tình dục. Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

Một số bài thuốc từ cây rau răm:

Trị chứng tiêu hoá kém: Mỗi ngày dùng 15g-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch,vắt lấy nước cốt uống.

Trị say nắng: Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng (30g), đinh lăng (16g), mạch môn (1og), đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Rau thơm cũng góp phần không nhỏ trong chữa bệnh

Rau thơm cũng góp phần không nhỏ trong chữa bệnh

2. Cây thì là (thìa là): còn gọi là thời la, đông phong. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ẩm, không độc, điều hoà món ăn, bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là:

Trị chứng đái rắt (đái són): lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.

Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.

3. Cây rau mùi: còn được gọi là ngò ta, hương tuy... có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc...

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi:

Trị chứng kiết lị: một vốc hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ. Pha 7-8g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường; lị đàm thì uống với nước gừng, ngày uống hai lần.

Tri chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp rau mùi với rau húng chanh ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu.

4. Mùi tàu : còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu... có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tì vị, kích thích tiêu hoá...

Một số bài thuốc từ cây mùi tàu:

Trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu: rau mùi tàu 50g, kết hợp với gừng tươi, rau thái dài 4cm, gừng đập dập. Cho 2 thứ vào siêu đất, đổ chừng 400ml nước sắc lại còn 200ml chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.

Trị chứng sốt nhẹ: Mùi tàu 30g, thịt bò tươi 50g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600ml nước. ăn nóng, khi ăn thêm ít tiêu bột, rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công dụng giải cảm, tiêm đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi...

Một số bài thuốc từ cây húng chanh:

Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng ăn thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.

Chữa ho cho trẻ: húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng mà lại đỡ ho.

Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sach, thái nhỏ hoặc nhai kỹ cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.

6. Cây tía tô: còn gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Toàn bộ cây tía tô có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá tía tô vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Quả tía tô có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Hạt tía tô chữa táo bón, mộng tinh...

Một số bài thuốc từ cây tía tô:

Trị chứng cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10g lá tía tô cho vào cháo, ăn nóng, đắp chăn kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20g lá tía tô tươi, giã nát, đun sôi với nước, uống.

Chữa trúng độc do ăn hải sản: Nếu ăn hải sản bị dị ứng, mẩn đỏ người thì dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy nước uống, bã xát vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc có thể kết hợp với sinh khương (8g), gừng tươi (8g), cam thảo (4g) đun với 600ml, cô lại còn 200ml, uống lúc nóng, chia 3lần/ ngày.

Chữa táo bón: Khoảng 15g hạt tía tô,15g hạt hẹ giã nhỏ, trộn với nhau chế thêm 200ml nước, lọc lấy nước cốt, nấu cháo ăn rất tốt, đặc biệt là trị chứng táo bón lâu ngày ở người già và người cơ thể bị suy yếu.



BS Đào Sơn

Cách nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong những năm gần đây đã giảm xuống còn dưới 30% nhưng vẫn còn là con số đáng lo ngại về chất lượng dân số. Nguyên nhân chủ yếu do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con, sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng...

Làm thế nào biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):

Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường.

Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Nếu ở nơi không có điều kiện cân trẻ, có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau:

Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi. Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Chăm sóc tâm lý: u yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa... tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.

Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

Đối với trẻ 1 - 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi cần ăn 5 - 6 bữa/ngày.

Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.

Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào... để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.

Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg, thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg). Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm.

Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:

Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2kg/tháng. 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng. 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. Đến lúc 1 tuổi, trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Từ 2-10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm.

Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau để tính:

X = 9kg + 2kg x (N-1), với X là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ: trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3cm/tháng; 4-6 tháng tăng 2-2,5cm/tháng; 7-9 tháng tăng 2cm/tháng; 10-12 tháng tăng 1-1,5cm/tháng.

Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì.

Chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

X = 75cm + 5cm x (N-1), với X là chiều cao hiện tại của trẻ (cm), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).



BS. Trần Kim Anh

Ai không được thực hành “nhịn ăn chữa bệnh”?

Gần đây là trường hợp nhịn ăn tới 49 ngày của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ mà vẫn khỏe mạnh..., khiến dư luận lại xôn xao. Nhiều bạn đọc đã gọi điện, gửi thư tới báo SK&ĐS hỏi thực hư và có nên hay không nên áp dụng “nhịn ăn chữa bệnh”,... Để giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề và có thể đưa ra quyết định đúng đắn, tốt cho sức khỏe của bản thân, chúng tôi giới thiệu bài viết của ThS. BS. Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện TƯQĐ 108.

“Nhịn ăn chữa bệnh” theo quan niệm xưa?

Nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa. Ở Phương Tây, các nhà hiền triết và truyền giáo cổ xưa thường nhịn ăn bởi vì như họ nói: “No bụng thì không thích suy nghĩ”. Các nhà triết học Hy Lạp vĩ đại như: Socrates, Plato, Pytago... thường nhịn ăn trước khi viết các tác phẩm về triết học hoặc trước khi phải trải qua những kỳ kiểm tra đặc biệt vì theo họ nhịn đói sẽ kích thích khả năng trí tuệ. Ở Phương Đông, y học cổ truyền đã bàn luận và sử dụng phương pháp nhịn ăn với những tên gọi là “đoạn thực”, “đoạn cốc”, “tịch cốc” để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe dưới hình thức đơn độc hoặc phối hợp với các biện pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga, thiền...

Tập luyện khí công cũng là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Ảnh: Trần Minh

Tập luyện khí công cũng là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Ảnh: Trần Minh

Quan niệm hiện nay về “nhịn ăn chữa bệnh”?

Trên thực tế, hiện nay vẫn tồn tại hai quan niệm về phương pháp nhịn ăn chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Quan niệm thứ nhất coi đây là một cách thức chữa bệnh không khoa học, vì cho rằng cơ thể mỗi ngày nhất thiết phải được cung cấp một lượng đồ ăn thức uống nhất định theo nguyên tắc đầy đủ, cân bằng và hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng tối thiểu cho cơ thể hoạt động bình thường, những người nhịn ăn thường xuyên, đặc biệt là nhịn ăn quá dài sẽ khiến cơ thể suy mòn, nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, các chất dinh dưỡng sẽ thiếu hụt, ảnh hưởng không tốt tới hàng loạt các chức phận bên trong cơ thể đặc biệt là não, tạo nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý thậm chí có thể gây tử vong, ví dụ như tình trạng hôn mê do tụt đường huyết. Từ đó cho rằng không nên nhịn ăn. Quan niệm thứ hai coi nhịn ăn là phương pháp chữa bệnh tự nhiên và vạn năng, thậm chí có thể chữa được cả bệnh ung thư. Họ cho rằng bệnh tật là do sự tích lũy chất độc trong cơ thể do ăn uống quá nhiều cả về lượng và chất. Có ý kiến cho rằng: “Không một loài thú nào bụng lại đầy thức ăn không tiêu bị lên men, thối rữa do ăn quá nhiều thức ăn không tự nhiên như cái gọi là “con người văn minh”. Theo tự nhiên, mỗi con vật đều nhịn đói theo bản năng khi bị ốm, nhưng con người lại đi lạc với tự nhiên quá xa, đáng lẽ khi thiếu sự ngon miệng vì ốm, cần nhịn ăn để thanh lọc cơ thể thì chúng ta lại nhồi nhét quá nhiều thức ăn để “tăng sức khỏe của mình”. Thực chất, quan niệm thứ nhất là mang tính thái quá, quan niệm thứ hai coi nhịn ăn là phương pháp chữa bách bệnh là không đúng. Điều quan trọng không phải là phủ định hay khẳng định một cách cực đoan phương pháp nhịn ăn chữa bệnh mà rất cần phải có những công trình nghiên cứu khoa học cả trên lý thuyết lẫn thực hành, cả trên thực nghiệm lẫn lâm sàng để làm sáng tỏ vấn đề này.

Người nào không được thực hành “nhịn ăn chữa bệnh”?

Hiện nay, trên thực tế không ít người vẫn thực hành nhịn ăn để phòng chống một số loại bệnh tật theo nhiều cách khác nhau. Ví như, nhịn ăn ngắn ngày khoảng 1 tuần, nhịn ăn dài ngày có khi kéo dài vài chục ngày, nhịn ăn vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch, nhịn ăn tuyệt đối không ăn một tí gì kể cả nước (chỉ trong thời gian rất ngắn), nhịn ăn nhưng vẫn uống nước lọc, nhịn ăn kết hợp với thực hành thiền... Không thể phủ nhận là đã có trường hợp dùng cách nhịn ăn chữa một số bệnh, nhưng cũng đã xuất hiện những tai biến không đáng có khi thực hành liệu pháp này. Vậy nên, trong khi liệu pháp này được khuyến cáo là chưa nên khuyếnkhích thì việc thực hành cần chú ý đặc biệt những điều sau đây:

* Cần được khám, đánh giá và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng xem có cần nhịn ăn hay không, nếu có cần và có thể nhịn ăn được hay không.

* Không áp dụng nhịn ăn ở những người suy kiệt, suy dinh dưỡng, thiếu máu, ung thư tiến triển, lao, AIDS, người mắc bệnh tiểu đường týp 1 (nhóm phụ thuộc insulin), bệnh gan, tim, thận nặng, hạ đường huyết, những trường hợp mắc bệnh cấp tính...

* Không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

* Nên thực hành nhịn ăn một cách tăng dần, tránh đột ngột bất ngờ. Lúc đầu có thể chỉ ăn hoa quả và uống sữa, sau đó chỉ cần hoa quả và nước uống, sau đó chỉ nước và cuối cùng là không dùng gì cả. Người ốm hoặc yếu có thể thực hiện nhịn từ bữa trưa cho đến tận sáng hôm sau hoặc có thể uống nước hoa quả, sữa hoặc súp rau xanh.

* Chú ý lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy bất cứ một dấu hiệu nặng nề nào thì phải ngừng nhịn ăn và tiến hành khám bệnh ở các cơ sở y tế có đủ tư cách pháp nhân.

* Khi ngừng nhịn ăn chú ý ăn lại từ từ theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ dễ tiêu đến khó tiêu trong một thời gian nhất định theo hướng dẫn của các thầy thuốc và chuyên gia dinh dưỡng.

* Nên thực hiện theo nguyên tắc “tam nhân chế nghi” của y học cổ truyền là: nhân nhân chế nghi (tùy người mà dùng), nhân địa chế nghi (tùy nơi mà dùng) và nhân thời chế nghi (tùy lúc mà dùng).

ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn

Những loại cua lạ gây ngộ độc

Cua mặt quỷ

Cua mặt quỷ là loại cua có độc phổ biến ở vùng biển nước ta, sinh sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Một người chỉ cần ăn khoảng 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể bị ngộ độc thần kinh, dẫn đến tử vong. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là Saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua.

Cua mặt quỷ.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho độc tố Saxitonin trong cua mặt quỷ. Biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu là làm cho bệnh nhân nôn sớm và nôn càng nhiều càng tốt, rửa dạ dày, uống than hoạt tính để thải loại bớt chất độc; hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn (thở ôxy, truyền dịch, trợ tim mạch...).

Ngày 8/5 vừa qua, 3 công nhân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phải nhập viện trong tình trạng tê cứng chân, tay, khó thở do ăn cua mặt quỷ. Do được cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.

Cua đá biển

Ngày 27/5 vừa qua, một cháu bé 10 tuổi ở Quảng Trị bị ngộ độc sau khi ăn cua đá biển được bắt về từ đảo Cồn Cỏ. Sau khi ăn được 15 phút, cháu bé bị nôn và tử vong, em trai có dấu hiệu ngộ độc tương tự và được đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Cua đá biển.

Cua đá biển là một loài cua đất lớn thuộc chi Gecarcoidea, có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Chúng là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Thức ăn chủ yếu của cua đá biển là các loại thực vật. Cua đá biển khi chín thì chuyển sang màu gạch.

Cua hạt

Cua hạt cũng là loại cua chứa chất độc nguy hiểm như cua mặt quỷ. Vỏ đầu ngực của chúng có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm, rộng nhất khoảng 40mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía.Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt thường được tìm thấy trên rạn san hô sống, ở độ sâu khoảng 3m, tại Hòn Tằm - Nha Trang.

Phòng ngộ độc do ăn cua lạ

Để phòng ngộ độc, tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại cua biển nghi ngờ có độc, các loài cua biển lạ, màu sắc sặc sỡ, hình thù kỳ quái để chế biến thành thức ăn. Tốt nhất những loại cua lạ chưa bao giờ ăn thì không nên dùng.

Khi bị ngộ độc do ăn cua lạ, người bệnh có biểu hiện tê rát, bỏng ở môi, đầu lưỡi, đau bụng và có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng, rối loạn ý thức, hôn mê. Nặng thì có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Để cấp cứu kịp thời, biện pháp hữu hiệu là kích thích cho bệnh nhân nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt.Sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thu Hà

Nguy hiểm: giãn tĩnh mạch thực quảnNguy hiểm: giãn tĩnh mạch thực quảnNhai mớm cho trẻ lợi bất cập hạiNhai mớm cho trẻ lợi bất cập hạiNhững sai lầm sau khi sex vào mùa nóngNhững sai lầm sau khi sex vào mùa nóng

Ngon ngọt, say say... dâu tằm ta

Tháng 4, dâu tằm ngoài Bắc chín rộ, các mẹt dâu tím lịm theo chân người bán đi khắp phố phường. Dâu tằm chín mà mua về ngâm siro thì... thôi rồi, mùa hè pha siro dâu, thả vài viên đá vào uống ngon không thể tả nổi. Nào thì mua: 2 cân dâu nhé. Ghé hàng tạp hóa, nhé 1 cân đường mai hoa (đường vàng) vào giỏ nữa là ổn.

Ngon ngọt, say say... dâu tằm taDâu ngâm đường.

Bắt tay vào làm siro dâu rất đơn giản. Dâu chín dễ dập nát nên khi rửa nhớ nhẹ tay. Mà cẩn thận hơn nữa là phải đeo găng tay nilon vào nếu không muốn rửa 2 cân dâu xong, hai bàn tay biến màu thành tím thương nhớ tới mấy ngày sau không hết. Rửa sạch dâu bằng nước lã, sau đó pha chậu nước muối nhạt rửa lại lần nữa. Dâu vớt ra rổ thưa để cho thật ráo nước. Khi ướp dâu, chọn thẩu hay nồi cũng được, thường thì mình hay ướp luôn vào nồi thủy tinh để tiện làm công đoạn sau. Cứ một lượt dâu rải một lớp đường cho tới khi hết. Để 1 ngày 1 đêm thường là đường sẽ tan hết, dâu cũng tiết ra rất nhiều nước. Khi đó ta đem nồi dâu lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 40 phút. Thỉnh thoảng khuấy nồi dâu cho đều. Lúc này dâu đã tiết ra hết nước, chắt nước dâu ra để nguội, trữ vào lọ hoặc chai thủy tinh, cất vào tủ lạnh dùng dần.

Bã dâu có thể làm mứt, đừng bỏ kẻo phí hoài. Cho bã dâu vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn rồi trút ra nồi. Lấy khoảng 1 lạng đường (có thể hơn nếu thích mứt ngọt hơn) trộn đều cùng 5 gam bột rau câu (bột aga). Đổ khoảng 2 cốc nước sôi (400ml) vào bột khuấy đều lên rồi đổ vào bã dâu đã xay nhuyễn. Đặt lên bếp sên lửa nhỏ vài phút là được. Nếu khi xay bã dâu đã thêm nước cho dễ xay thì nhớ giảm lượng nước pha rau câu. Thành phẩm mứt dâu là một hỗn hợp sánh đặc ngọt, có chút vị chua thanh thanh kín đáo. Mứt dâu bỏ vào lọ thủy tinh miệng rộng, khi ăn phết lên bánh mỳ rất ngon.

Minh Huệ

Món ăn thuốc cho người tiêu chảy mạn

Theo Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân phần nhiều do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp. Người bệnh có biểu hiện hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đại tiện lúc lỏng, lúc táo, bụng đầy chậm tiêu, chán ăn, do vị hư. Dưới đây là món ăn thuốc ôn bổ tỳ vị, hóa thấp điều hòa tràng vị, rất tốt cho người tiêu chảy mạn.

Thịt gà hầm lá ngải: thịt gà lông vàng, lá ngải cứu, đậu xanh, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn tuần vài lần. Thịt gà vị ngọt, tính ấm, tác dụng điều hòa tỳ vị, bổ khí dưỡng huyết, chữa rối loạn tiêu hóa... Ngải cứu ôn trung tán hàn, ích tỳ vị hóa thấp... Đậu xanh bổ tỳ vị, giải phiền nhiệt, hạ khí, lợi ngũ tạng. Món ăn bổ dưỡng phòng trị chứng tỳ hư, tiêu chảy rất hiệu quả.

Cháo thịt dê: thịt dê, dạ dày dê, đậu xanh, gạo tẻ, gừng, hành, tiêu gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Thịt dê, dạ dày dê tác dụng ấm trung tiêu, bổ hư, kiện kỳ, ích vị, chữa các chứng tỳ vị hư hàn. Đậu xanh bổ tỳ, thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng. Gạo tẻ ích khí bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Gừng, hành kiện tỳ khai vị. Món ngon bổ, rất tốt cho người hay bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Canh dạ dày lợn hạt sen: dạ dày lợn, hạt sen, gừng, hành, tiêu gia vị hầm ăn. Dạ dày lợn bổ tỳ vị, chữa đau dạ dày do lạnh. Hạt sen bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ. Gừng, hành kiện tỳ khai vị kích thích tiêu hóa. Món ngon bổ, phòng trị tiêu chảy.

Lẩu chim bồ câu: thịt chim bồ câu, nấm hương, nấm mỡ, cải cúc, hành mùi tiêu gia vị hầm ăn. Chim bồ câu ích ngũ tạng, bổ khí huyết, trợ tỳ dương. Rau cải cúc kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa. Nấm hương bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng. Nấm rơm tiêu thực, trừ thấp nhiệt giảm cholesterol. Món ngon bổ, rất tốt cho người tiêu chảy ăn kém.

Món ăn thuốc cho người tiêu chảy mạnẾch om chuối đậu ngon, bổ dưỡng, chữa chứng tỳ vị hư...

Ếch om chuối: thịt ếch, đậu phụ, chuối sứ, nghệ, tía tô, lá lốt gia vị vừa đủ hầm ăn. Thịt ếch bổ tỳ ích vị, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Chuối bổ tỳ vị, chữa rối loạn tiêu hóa. Đậu phụ tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Lá lốt, tía tô, nghệ, vị cay ấm, tác dụng khử hàn, trừ thấp, kiện tỳ, khai vị giúp ăn ngon. Món ngon bổ dưỡng chữa chứng tỳ vị hư tiêu chảy.

Chè đậu đỏ hạt sen: đậu đỏ, hạt sen, táo đỏ, củ sen, gạo đỏ, đường cát gia vị vừa đủ nấu chè ăn. Hạt sen, củ sen, bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa tỳ vị hư, tiêu chảy kiết lỵ kéo dài. Đậu đỏ thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù. Táo đỏ bổ tỳ vị nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Gạo đỏ bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Đường phèn bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Tác dụng bổ ích tỳ vị, phòng trị tiêu chảy.

Cá diếc kho sung: cá diếc, trái sung gần chín, nấm hương, mắm muối kho ăn. Cá diếc kiện tỳ, lợi khí, khai vị, chữa ăn kém, mệt mỏi, tả lỵ. Quả sung ích tỳ vị, chữa chứng lạnh bụng tiêu chảy. Nấm hương bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng. Món ngon, rất tốt cho người tỳ vị hư rối loạn tiêu hóa.

Sinh tố trái cây: táo, ổi chín, sapôchê liều bằng nhau xay ép nước uống hoặc làm salat ăn. Táo bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Quả sapôchê giàu vitamin, có tannin kháng vi khuẩn, virut. Ổi chín thu liễm kiện vị cố tràng, trị tiêu chảy, tiêu khát. Món ngon bổ, rất thích hợp người tỳ vị hư hàn hay tiêu chảy.

Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều khoai tây, giá đậu, mơ lông, rau mùi, thì là, rau răm; rau thơm, gia vị như: gừng, nghệ, hành, kiệu, tiêu, tỏi…; trái cây như: táo, quýt, nhãn na, sầu riêng, lựu…; chất đạm như: dạ dày heo, bò, dê, gà, chim cút; cá trắm, cá lóc, mực; đậu ván, đậu đũa, đậu ve… đều là thực phẩm bổ tỳ vị dễ hấp thu, phòng trị rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư. Kiêng các món: cam, cà, nước dừa, nước lạnh và các loại rau củ quả có vị chua quá, đắng quá.

Lương y Phan Thị Thạnh

Người bệnh tiểu đường có nên ăn đu đủ?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn đu đủ và dưới đây là những lý do:

Ít đường

Đu đủ chứa ít đường (8,3g trong một cốc đu đủ). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một thành phần nào đó trong đu đủ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường týp 2. Nó cũng giàu một loại enzym gọi là papain, giúp bảo vệ người bệnh tiểu đường khỏi tổn thương do gốc tự do gây nên.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn đu đủ?

Giàu vitamin

Đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, magiê, sắt…giúp bạn tránh khỏi bệnh tim. Vì có thuộc tính hạ đường huyết, đu đủ có thể ngăn ngừa bệnh tim liên quan tới tiểu đường.

Chứa nhiều chất xơ

Đu đủ cũng chứa nhiều chất xơ. Một lượng đu đủ trong bữa ăn nhẹ sẽ giúp bạn no lâu và ngăn bạn khỏi thói quen ăn uống không lành mạnh.

Chỉ số đường huyết thấp

Đu đủ cũng có chỉ số đường huyết thấp, điều này có nghĩa nó sẽ giải phóng đường tự nhiên một cách từ từ và không làm tăng hàm lượng đường huyết.

Vì những lý do trên, người bệnh tiểu đường có thể ăn đu đủ. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn những loại quả như việt quất, bơ, dưa hấu, mận và ổi.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)